• Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Ẩm thực cho mẹ bầu
Thứ Hai, Tháng Một 30, 2023
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Điểm khác biệt của văn hóa miền Nam so với Bắc và Trung

by Phan Thị Kim Thơ
22 Tháng Mười Một, 2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Điểm khác biệt của văn hóa miền Nam so với Bắc và Trung
Điểm khác biệt của văn hóa miền Nam so với Bắc và Trung

Điểm khác biệt của văn hóa miền Nam so với Bắc và Trung

Đặc trưng về văn hóa ở mỗi vùng miền đều có sự khác biệt bởi nhiều yếu tố. Cũng chính sự phong phú này đã tạo cho bức tranh văn hóa của Việt Nam thêm phần mới mẻ và nhiều màu sắc. Nhắc đến miền Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến cảnh sắc thiên nhiên trù phú. Hòa mình trong những bãi biển xanh ngắt của đảo Phú Quốc, đảo Qui Nhơn hay đảo Bình Thuận. Hay tắm nắng ăn đồ biển tươi trên biển Vùng Tàu, Cà Mau. Còn có cơ hội tìm hiểu thêm về thiên nhiên và văn hóa đa dạng. Tìm hiểu về con người miền Nam đầy phóng khoáng và dễ gần. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi nét về văn hóa miền Nam và sự đặc biệt trong đó.

Mục Lục

  • Những truyền thống của người dân Nam bộ
  • Đặc trưng riêng trong ẩm thực
  • Một số lễ hội truyền thống tại khu vực Nam bộ
    • Lễ Hội Tống Ôn – xua đuổi những điều xấu
    • Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi của người Khmer
    • Lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng
  • Tạm kết

Những truyền thống của người dân Nam bộ

Những truyền thống của người dân Nam bộ
Những truyền thống của người dân Nam bộ

Miền Nam có lịch sử khoảng 300 năm. Miền Nam là phần đất của dân tộc KHMER, có tên là Thuỷ Chân Lạp. Miền Nam có lịch sử lập quốc ngắn ngủi, nhưng dân số Miền Nam đã tăng nhanh, kinh tế cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nông nghiệp, ngư nghiệp, các mặt văn hoá, giáo dục, xã hội cũng không ngừng phát triển.

Có thể nhận thấy rằng, phong tục tập quán là một trong những yếu tố không bao giờ không đề cập đến khi nói về nét đặc sắc của văn hóa miền Nam. Cũng giống như miền Bắc, những phong tục, lễ nghi đều được thể hiện rõ nét qua ngày Tết truyền thống của người nước ta đấy chính là Tết Nguyên Đán.

Đối với người miền Nam, mâm ngũ quả không bao giờ thiếu được cặp dưa hấu và bốn loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Bởi vì cầu – dừa – đủ – xoài theo tiếng người miền Nam đọc gần giống “cầu vừa đủ xài”.

Ba ngày tết của người miền Nam là ba ngày vui chơi, ăn uống. Cũng là dịp thăm viếng và chúc mừng nhau những điều mới lạ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ đưa ra những lời hay, ý đẹp. Gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý.

Đặc trưng riêng trong ẩm thực

Dọc theo quốc gia hình chữ S là 3 vùng miền với những vẻ đẹp không giống nhau. Mỗi vùng lại mang một màu sắc riêng, mới mẻ và không bao giờ nhầm lẫn với nhau được. Đặt chân đến từng vùng đất như chỉ khi thưởng thức qua ẩm thực của mỗi vùng, du khách mới cảm nhận được sự khác biệt đầy tinh tế. Góp một phần tạo nên bản sắc rất riêng cho nền ẩm thực đất nước ta.

Ẩm thực miền Nam luôn được cho là mang nét giản dị, dân dã mà không kém phần thu hút. Món ngon miền Nam thường được nêm đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau, củ, quả và vị béo do dùng nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị nhưng qua bàn tay chế biến đầy khéo léo, tinh tế của những người đầu bếp đã tạo nên một phong thái rất riêng cho các món ăn của vùng đất này.

Những món ăn góp phần tô điểm thêm nét đẹp cho văn hóa miền Nam có thể kể đến như canh chua cá bông lau, cá kho tộ, thịt kho nước dừa, lẩu mắm, bánh canh cá lóc, bánh xèo, cơm tấm.

Một số lễ hội truyền thống tại khu vực Nam bộ

Lễ Hội Tống Ôn – xua đuổi những điều xấu

Lễ Hội Tống Ôn - xua đuổi những điều xấu
Lễ Hội Tống Ôn – xua đuổi những điều xấu

Lễ Tống Ôn là một tục lễ có từ rất lâu đời ở vùng đất Nam Bộ. Tuy ngày nay không còn được phổ biến như trước nữa nhưng vẫn còn nhiều địa phương như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, An Giang,… tổ chức. Mặc dù những ngày lễ này không thống nhất ngày giờ với nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung là đơn vị ở những nơi thờ tự như chùa, miễu,… Tục lễ này có vào thời còn khai hoang lập địa cần có nhiều dịch bệnh gây hại cho con người. Vì vậy người dân Nam bộ khi ấy cứ nghĩ do ma quỷ những người khuất mặt khuất mày gây ra.

Do đó họ làm lễ Tống Ôn có nghĩa tống tiễn, xua đi những tà khí, dịch bệnh gây hại cho con người. Để chuẩn bị làm lễ Tống Ôn họ chuẩn bị các đồ vật cúng thần trước. Và một chiếc thuyền để các đồ vật vừa cúng thần. Xong rồi thắp nhang khấn vái đem ra sông thả thuyền trôi theo dòng nước.

Với ước muốn đem đi những điều xui xẻo, bệnh tật, được tai qua nạn khỏi. Hướng tới một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi của người Khmer

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc người Khmer. Nó mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian và là một môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi. Được tổ chức vào dịp lễ Dolta của người Khmer, vào ngày 30/8 âm lịch hằng năm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Người ta sẽ lựa chọn một cặp bò nhanh nhẹn nhất, khỏe mạnh nhất. Và chăm sóc cho chúng được nghỉ ngơi tập luyện, ăn uống theo chế độ. Sau 2 tháng cặp bò này có thể ra trận đua và có cả người điều khiển nữa. Sau khi đôi bò nào được giành giải cao nhất của năm thì chúng được coi như một tài sản quý báu của gia đình và cả làng phum sóc.

Vì chúng sẽ mang lại may mắn trong việc gieo trồng. Và mang lại cho người dân nơi đây một mùa bội thu, nhà nhà no ấm. Hằng năm vào dịp lễ hội đua bò náo nhiệt và thu hút ở nơi này thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm và các tỉnh lận cận đã có mặt từ rất sớm. Từ lúc bắt đầu cho kết thúc cuộc đua lúc nào cũng tưng bừng. Reo hò, vỗ tay. Khích lệ rất nhiệt tình góp một phần cho trận đấu trở nên náo nhiệt và vui hơn trong dịp lễ truyền thống văn hóa miền Nam này.

Lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng

Lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng
Lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng

Lễ hội Nghinh Ông hay lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng. Là lễ hội có truyền thống đâu đời của ngư dân miền duyên hải, và của những người đi biển. Đây chính là một lễ hội tưởng nhớ công ơn của loài cá voi. Là vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp người dân vượt qua sóng to gió lớn ở ngoài biển khơi. Hằng năm lễ hội được tổ chức trong vòng ba ngày.

Nhưng lại không thống nhất về thời gian giữa các địa phương. VD ở Bình Đại, Bến Tre lễ hội được cử hành vào ngày 16/6 âm lịch, còn ở Thắng Tam thì 16/8 âm lịch. Đi dọc theo miền duyên hải Nam Bộ du khách sẽ bắt gặp nhiều ngôi đền, miếu thờ cá ông. Đặc biệt nhất là ở đình thờ cá Ông ở xã Cần Thạnh có bộ xương cá Ông dài đến 12m. Còn ở Vũng Tàu có bộ xương dài tới 25m.

Trước ngày lễ hội đã có hàng trăm chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ của ngư dân. Được trang trí cờ hoa neo đậu sẵn để thực thi nghi thức rước Ông ra biển. Cùng các lễ cúng của ngư dân rất trang trọng. Bên cạnh đó các ngư dân còn mời thỉnh lẫn nhau. Kể cả khách từ nơi xa đến đây thăm quan cùng nhau ăn uống, vui chơi, nói chuyện thân tình với nhau.

Tạm kết

Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn văn hóa miền Nam là gì ? Cũng như tìm hiểu một vài nét đặc trưng về lễ hội và văn hóa ẩm thực của miền Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về đôi nét đặc trưng văn hóa Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !

Tags: Lễ Hội Đua Bò Bảy Núilễ hội miền NamLễ Hội Nghinh Ôngvăn hóa miền Nam
Previous Post

Cùng nhau ngắm nhìn và trải nghiệm văn hóa tại đảo Phú Quốc

Next Post

Khởi tố 7 nghi phạm trong đường dây đánh bạc 2.000 tỉ tại An Giang

Next Post
Khởi tố 7 nghi phạm trong đường dây đánh bạc 2.000 tỉ tại An Giang

Khởi tố 7 nghi phạm trong đường dây đánh bạc 2.000 tỉ tại An Giang

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Đờn ca tài tử là gì? Đặc điểm của đờn ca tài tử Nam bộ

    Đờn ca tài tử là gì? Đặc điểm của đờn ca tài tử Nam bộ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách tự làm bình hoa từ chai nhựa tái chế vô cùng bắt mắt và đáng yêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mọc thịt sốt cà chua món ăn đơn giản cả người lớn và trẻ nhỏ đều thích

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sự khác nhau giữa văn hóa Sài Gòn xưa và nay

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Điểm khác biệt của văn hóa miền Nam so với Bắc và Trung

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Áo bà ba truyền thống – nét duyên dáng của phụ nữ Nam bộ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn cách làm túi thơm thảo mộc từ nguyên liệu thiên nhiên tại nhà 

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tham khảo cách tỉa hoa từ dưa chuột để món ăn thêm sinh động hơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Một số nét đẹp truyền thống trong văn hóa Khmer

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Góc nhìn – Văn hóa uống rượu của người dân Việt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Văn hóa Việt Nam

© Copyright by fmiuris.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by fmiuris.com