Nam Bộ là vùng đất được tìm ra và khai khẩn cuối cùng của Việt Nam. Có lẽ cũng nhờ đó mà quá trình hình thành và phát triển đã tự hình thanh cho mình nét văn hóa riêng biệt. Ở con người miền Nam, dù cho hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn giữ vững tinh thần yêu nước. Mang sức sống mãnh liệt để phát huy sáng tạo, mang đến sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt nhất là tính cách niềm nở, mến khách, luôn vui vẻ, rộng lượng về mọi mặt. Dù là thân quen hay xa lạ, sự đón tiếp chân thành và dễ mến đó được lòng biết bao du khách khi ghé thăm nơi đây. Đó là những gù mà người ta đánh giá về người miền Tây.
Mục Lục
Sự giản dị, mộc mạc của người miền Tây
Mỗi vùng miền sẽ hình thành nên tính cách riêng của con người không phải là tất cả nhưng sẽ là chiếm đa số. Mỗi nơi sẽ có cái hay của nó từ Bắc – Trung – Nam. Và miền Tây có lẽ là nơi mang nhiều hơi thở nhất của vùng Nam Bộ. Người miền Tây nổi tiếng hiếu khách, hào hiệp, sẵn sàng cho người khách lữ hành lỡ bước tá túc ở nhà. Họ đãi cơm rượu như người bà con xa mới về dù bạn chỉ là khách du lịch. Người miền Tây có lối sống giản dị, mộc mạc, thẳng tính… Nếu có dịp các bạn hãy đến với mảnh đất miền Tây sông nước để cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa con người nơi đây.
Sự tình cảm và phóng khoáng của người miền Tây là do đâu?
Miền Tây hay gọi lục tỉnh Nam Kỳ được bao quanh bởi một vùng sông nước rộng lớn như sông Mê Kong, sông Tiền,… phù sa màu mỡ quanh năm. Có lẽ vì nơi đây cũng được mẹ thiên nhiên ưu ái với mưa gió thuận hòa cây trái tốt tươi. Mùa màng thường sẽ thuận lợi hơn khu vực miền trung khắc nghiệt. Hay miền bắc lúc quá lạnh lúc lại quá nóng khiến người dân lo toan nhiều hơn. Chính điều kiện khí hậu thuận lợi, mẹ thiên nhiên ưu ái như vậy đã cho mảnh đất này những sản vật đặc sắc.
Ở miền Tây dù không phải là giàu có lắm nhưng được cái lại không thiếu ăn. Họ có đất đai tốt để trồng cây này kia và rau quả để ăn uống. Họ có sông ngòi kênh rạch để nuôi cá,… có gì ăn đó. Nhưng họ thật tài giỏi khi đưa những món ăn dân dã của quê hương mình thành những món ăn đặc sản đậm đà. Có lẽ gì họ không phải quá lo toan về cái ăn nên con người cũng trở nên phóng khoáng dịu dàng hơn. Sống lúc nào cũng tình cảm và cởi mở chưa từng tiếc cái ăn với ai bao giờ.
Từ thời xa xưa ông bà đã truyền dạy lại cho con cháu miền Tây rằng trở thành một người hành hiệp trượng nghĩa. Những con người nơi đây luôn quan niệm rằng: “thấy việc bất bình ra tay tương trợ”. Mảnh đất sông nước cũng đã xây dựng con người miền Tây hình thành lên đức tính chăm chỉ. Họ làm việc hết mình, làm ra làm, chơi ra chơi.
Giọng nói thân thiết mà đáng yêu là điểm cộng của người Nam bộ
Họ có thể trả lời bạn tất cả những gì bạn thắc mắc. Thậm chí sẵn sàng hướng dẫn đi cùng bạn nếu bạn bị lạc đường. Nếu có cơ hội các bạn hãy ngồi xuồng đi những con kênh nhỏ để ngắm những rặng dừa nước hai bên kênh và nghe những người chèo thuyền kể truyện. Họ sẽ nói cho bạn về công dụng những quả dừa nước. Sẽ kể cho bạn nghe mùa nước nổi họ sẽ đi đâu và làm gì. Sẵn sàng nhường chiếc nón lá duy nhất của họ cho bạn khi trời nắng.
Cách dùng từ địa phương rất dễ thương
Giọng nói người miền Tây ngọt ngào, dễ thương và đặc biệt họ dùng từ địa phương rất nhiều.
“Huốc rồi! Đi huốc nhà con Lon rồi. Nhà con Lon ở trong này nè. Tuốt ở trỏng lận đó!”
“Đây, cái đằm này chăm sáo, đằm kia như kiểu Ngọc Chin đó, chăm gử. Mua hông em? Nói nào nghe chị bớt cho chứ bán lời đồng xu cắc bạc nào ớ đâu”.
“Lội bộ sụi cái cẳng chớ cái xe cộ gì mà đi. Tao có biết lái xe đâu”.
“Nè, đồ ăn nè, dọng dô họng mày đi con, cán dọng cho đã đi. Nó ngon bá cháy bồ chét luôn á”.
Bạn sẽ băn khoăn không biết điều gì khiến người ta thích thú nghe người miền Tây nói chuyện và có thể say đắm đến vậy. Tự trả lời cho câu hỏi của mình có lẽ lí giải duy nhất bởi nơi đây bốn mùa nắng nóng. Họ làm rất nhiều công việc mưu sinh trên sông nước vất vả. Nên trời đất đã phú cho họ một chất giọng dễ nghe. Để khi họ cất tiếng nói mọi mệt nhọc của thời tiết hay công việc sẽ tan biến.
Họ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau về mọi mặt
Họ có tiềm thức đùm bọc và đoàn kết với nhau
Trước khi trở thành mảnh đất màu mỡ trù phú như ngày nay, miền Tây đã từng chỉ là một khu rừng rậm bị bỏ hoang không ai biết tới, nơi ngự trị của thú dữ. Sau khi những những cư dân miền Trung và một số ít người miền Bắc tới đã cải tạo mảnh đất miền Tây có bộ mặt như ngày hôm nay. Bị ám ảnh bởi sự hoang vu và sự rình rập của thú dữ. Nên những người dân nơi đây luôn sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Họ luôn tự ý thức nếu họ chia rẽ thì sẽ không thể tồn tại trên mảnh đất sông nước này.
Du khách sẽ không cảm thấy lạ nếu có cơ hội ghé thăm một gia đình người miền Tây. Họ sẵn sàng chiêu đãi bạn những món gì ngon nhất mà họ có. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến đâu. Đó chính là một phần nổi bật trong tích cách con người miền Tây sông nước. Khiến người ta cảm nhận một lần khó lòng có thể quên.
Sự dứt khoác trong tính cách người miền Tây
Và một đặc điểm nữa đi liền với tính cách người miền Tây Nam Bộ đặc trưng là: Họ nói một là một, hai là hai, không thay đổi, trước sau tình cảm luôn rõ ràng, dứt khoát. Hơn nữa, nếu họ đã hứa thì phải làm cho bằng được dù cho sự thay đổi có thể mang lại cho họ nhiều điều bất lợi nhưng họ vẫn khăng khăng giữ nguyên lời hứa.
Lợi lộc thì người Nam Bộ có ham nhưng không vì chút danh lợi đó mà bắt con người miền Tây làm những công việc phi nghĩa, làm trái với tinh thần nghĩa khí hào hiệp của họ. Đặc biệt, họ chỉ nhận những gì tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.
Miền Tây và miền Nam có trang phục truyền thống nào?
Áo bà ba, quần lanh đen
Mỗi vùng miền của Việt Nam đều có những bộ trang phục đặc trưng riêng. Và Tây Nam Bộ cũng không ngoại lệ. Nói tới miền Tây sông nước chúng ta sẽ nhớ ngay tới một mảnh đất với những con người quanh năm sống trên sông nước với chiếc áo bà ba, quần lanh đen, chiếc khăn rằn và nón lá.
Áo bà ba được may dưới dạng cổ tròn, thân áo là biến tấu của áo tứ thân miền Bắc nhưng độ dài của áo chỉ kéo đến hông. Áo may bằng vải satin vừa vặn với cơ thể mà không khiến người mặc cảm thấy khó chịu. Áo được may thêm hai túi to phía trước đối với nam giới và hai túi nhỏ đối với nữ. Áo bà ba thường mặc với chiếc quần đen dài chấm đến cổ chân.
Kèm với phụ kiện khăn rằn và nón lá
Ngoài ra, khi mặc bộ trang phục này, người ta thường có những phụ kiện đi kèm như như khăn rằn ri, nón lá. Lý do khăn rằn ri xuất hiện là bởi người dân ở các tỉnh miền Tây chủ yếu là người Khmer và họ tôn thờ thần Vishnu nên đã làm ra chiếc khăn Krama (dịch là khăn rằn) tượng trưng cho rắn thần Naga. Người Khmer quan niệm rằng quàng chiếc khăn này trên đầu giống như luôn có thần ở bên chở che, mang lại may mắn.
Trang phục của người miền Tây đã cùng họ đi qua bao thăng trầm của thời gian. Đã cùng họ trải qua cuộc kháng chiến gian khổ bảo vệ Tổ Quốc, cùng họ tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, cùng họ san sẻ những vui buồn trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả điều đó đã tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho bộ trang phục đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ.
Tổng kết
Hãy một lần đến với miền Tây bình dị, bạn sẽ ấn tượng trước nét văn hóa Việt Nam. Tiếng nói, nụ cười ngọt ngào của người miền Tây cùng các món ăn đặc trưng của nơi đây sẽ khiến bạn lưu luyến mãi.