Nếu người Việt cổ lấy “miếng trầu làm đầu câu chuyện” để tiếp khách, chiêu đãi bạn bè hay tổ chức hội họp, dù đông hay nhỏ, thì người dân Tây Nguyên có 1 bản sắc văn hóa rất độc đáo để đưa chuyện cùng bạn bè với những bình rượu cần. Nó được làm cẩn thận bởi bàn tay chăm chỉ của người dân tộc thiểu số. Sẽ thật tiếc nếu bạn đến Đà Lạt mà không thử ngồi bên bếp lửa, và thưởng thức những ngụm rượu được xem là thức uống vô cùng quan trọng của người dân vùng cao.
Mục Lục
Đôi nét về về loại rượu
Theo những người dân địa phương, rượu cần đã có từ rất lâu. Tương truyền, một vị thần Nhím đã làm ra một loại nước màu trắng đục, uống vào khiến người lâng lâng. Một người khi tới chơi nhà thần đã được thử thứ nước ngon lành ấy; người này đã xin thần được học cách làm.
Thứ nước ấy chính là rượu cần. Cho nên, các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên vô cùng quý rượu cần; trước khi uống họ phải mời Giàng; mời thần Nhím uống trước rồi mới mời mọi người cùng uống.
Thiếu rượu cần, không nên việc

Không giống như người Việt, việc uống rượu, thưởng thức văn hoá rượu chỉ dành cho các bậc cao niên bô lão, các nhà thức giả… Ở Tây Nguyên, khi trẻ vừa lớn lên đồng thời cũng là quá trình tập uống rượu cần và tập múa (xoang), chơi các nhạc cụ dân tộc như đánh cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn goong, t’ní, k’lôngput, đinh tuk, đinh yơng…
Nhạc cụ có loại nhạc cụ phân biệt trai gái, nhưng rượu cần thì không. Rượu cần có ở trong nhà, ngoài chòi rẫy, thậm chí cất ở trong kho ngoài rừng. Rượu cần tham gia vào mọi sinh hoạt lớn nhỏ của cộng đồng, từ lễ hội pơthi – một lễ hội lớn nhất của đồng bào Tây Nguyên, cho đến đôi ba người tâm tình chuyện trò rì rầm to nhỏ tâm sự chuyện vui chuyện buồn suốt ngày thâu đêm.
Thức uống này ở Đà Lạt này được làm như thế nào?
Rượu cần được những tộc người thiểu số ở Đà Lạt làm bằng gạo, loại gạo được trồng trên các sườn núi cao. Tuy nhiên, tùy theo từng địa bàn sinh sống và lương thực của mỗi tộc người mà họ còn bổ sung thêm một số loại tinh bột khác như khoai lang, khoai mì, hạt bắp, bo bo… Đặc biệt, các tộc người Tây Nguyên thường dùng lá cây để lên men rượu các loại ngô, khoai gạo. Mỗi tộc người sẽ có những loại lá cây khác nhau để len men cho rượu cần như người Cơ Ho dùng lá cây đòng và cây me kà zút, hay vỏ, lá cây Blakda từ người Banna…
Khi làm rượu, người dân địa phương nấu chín gạo, khoai… Sau đó, họ để nguội, rồi trộn với trấu và ủ với men trong một cái bình gọi là ché. Sau quá trình ủ lâu dài, chúng ta sẽ có được một ché rượu cần thơm ngon mang hương vị của núi rừng. Thêm vào đó, chính vì được ủ bằng lá cây rừng nên món ngon Đà Lạtnày là loại rượu rất tốt để thông kinh mạch, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Cách uống rượu cần của người dân Tây Nguyên
Rượu cần có nguồn gốc được thần ban cho nên người Tây Nguyên rất tôn trọng và quy cách; khi uống rượu cần, không phải ai cũng được uống và không phải lúc nào cũng được uống. Đây là một món ngon được tạo ra từ văn hóa núi rừng; nên khi uống rượu phải được trải nghiệm trong không gian của nhà dài, bên bếp lửa, trong vũ điệu cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng cao nguyên.
Khi uống rượu cần, bạn không phải rót ra từng bát, hay cầm nguyên ché để uống; mà bạn sẽ dùng cần được làm bằng tre, trúc thông lỗ rỗng để hút rượu lên. Tên gọi rượu cần cũng từ đó mà ra.
Bí quyết để cảm nhận trọn vẹn hương vị của rượu cần

Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon ở Đà Lạt này đúng cách; bạn nên tham dự một buổi giao lưu văn hóa cồng chiêng tại đây. Khi đó, bạn sẽ được xem những vũ điệu, âm thanh cồng chiêng từ văn hóa rừng núi. Sau đó, bên bếp lửa ấm cúng – địa điểm ăn uống thú vị, bạn sẽ được thưởng thức thịt rừng nướng; được mời uống rượu trong một ché lớn đặt ngay giữa nhà sàn.
Chủ nhà sẽ cầm cần bằng hai tay nâng lên đưa cho khách để vào ché. Nếu khách đông, cần sẽ được truyền từ phải qua trái bằng hai tay. Lưu ý, bạn không nên dùng tay trái để truyền rượu cho họ vì tộc người thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm, như vậy là không xem trọng họ.
Cách uống đặc biệt của món ngon Đà Lạt này; cùng âm thanh của cồng chiêng, ánh lửa ấm áp, những điệu múa, tiếng hát giữa cao nguyên se se lạnh; sẽ tạo cho du khách một cảm giác vô cùng mộc mạc, trong lành. Để rồi khi về lại với thành phố náo nhiệt; trong bạn sẽ đọng lại những cảm xúc khó quên về Đà Lạt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về văn hóa đồ uống tại đây.