Những trái đậu bắp tuy nhỏ bé, nhưng chúng lại cho chúng ta rất nhiều món ăn ngon như: luộc xào, nướng,… bên cạnh đó đậu bắp tẩm bột chiên giòn cũng được xem là món ăn dặm hết sức có lý vào những lúc nhạc miệng. Đậu bắp chiên giòn chúng có vị ngọt bên trong, giòn bên ngoài, kết hợp với nước chấm tỏi ớt hay nước tương đậm đà nữa, thì chỉ có thể lên tận mây xanh đó nhé. Tuy đậu bắp chiên giòn chỉ là một món ăn chay đơn giản, đạm bạc, nhưng chúng lại là một gợi ý mới cho thực đơn bữa ăn hằng ngày, lúc bạn không biết phải trổ tài món ăn gì. Để giúp món đậu bắp chiên giòn được ngon hơn, thì bạn hãy lưu lại ngay công thức mà fmiuris sắp nêu ra ngay sau đây nhé.
Mục Lục
Cách chế biến món đậu bắp chiên giòn cho bữa cơm trưa gia đình
Với nguyên liệu và cách chế biến vô cùng nhanh và đơn giản nhưng bạn vẫn có một món chay ngon miệng và đẹp mắt. Đậu bắp là một loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao. Có một cách chế biến để đậu bắp trở nên giòn ngon, đó là đậu bắp chiên xù. Món ăn này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người nội trợ nào cũng biết làm vì khâu pha chế bột khá phức tạp.
Đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, là nguyên liệu quen thuộc. Mà chúng ta có thể tìm mua một cách dễ dàng. Đậu bắp không chỉ là một thực phẩm ngon, dễ chế biến, giàu dinh dưỡng mà đậu bắp còn là vị thuốc quý, chữa được khá nhiều bệnh như táo bón, giúp làm trắng và mịn da, giảm cân, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống di tật thai nhi, tăng cường thị lực, làm đẹp tóc, cải thiện sinh lý cho phái mạnh…
Nguyên liệu cần chuẩn bị
200g đậu bắp non
50g bột chiên giòn
1 thìa cà phê hạt nêm
Dầu để chiên
Tương cà hoặc tương ớt.
Cách chế biến
Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ cuống để thật ráo nước. Khuấy đều bột mì với nước và hạt nêm để có độ sền sệt vừa đủ. Lần lượt nhúng từng quả đậu bắp vào hỗn hợp vừa pha. Bắc chảo với nhiều dầu lên bếp, đợi dầu sôi tăm, thả đậu bắp vào chiên vàng giòn, vớt ra, để ráo dầu. Dọn đậu bắp ra đĩa, dùng nóng, chấm với tương cà hoặc tương ớt. Để đậu bắp chiên chay không bị nhão giữa phần đậu bắp và bột mì thì sau khi rửa đậu bắp xong nên để thật ráo nước, rồi mới nhúng vào bột ướt đem chiên.
Dinh dưỡng từ đậu bắp
Đậu bắp không chỉ được biết đến là một món ăn giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có thể cải thiện hệ miễn dịch.
Trong 100 gram đậu bắp có chứa:
Chất xơ: 2,5 gram – bằng 10% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin C: 16,3 mg – bằng 27% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Folate: 46 mg – bằng 11% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin A: 283 mg – bằng 6% lượng vitamin A cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin K: 40 mg – bằng 50% lượng vitamin K cơ thể cần mỗi ngày.
Niacin (vitamin B3): 0,9 mg – bằng 4% lượng niacin cơ thể cần mỗi ngày.
Thiamin (vitamin B1): 0,1 mg – bằng 9% lượng thiamin cơ thể cần mỗi ngày.
Vitamin B6: 0,2 mg – bằng 9% lượng vitamin B6 cơ thể cần mỗi ngày.
Magie: 36 mg – bằng 9% lượng magie cơ thể cần mỗi ngày.
Mangan: 0,3 mg – bằng 15% lượng mangan cơ thể cần mỗi ngày
Tác dụng của quả đậu bắp đối với cơ thể
Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,… có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:
Bệnh tiểu đường
đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu. Giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Hệ tiêu hóa
Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit. Giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đậu bắp còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, có tác dụng bôi trơn đường ruột.
Bệnh táo bón
Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.
Bệnh loãng xương
Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp. Cùng với nguồn vitamin K và folate, đậu bắp cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn, ổn định các khớp.
Làm đẹp da
Chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da. Các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.