Hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi, hàm lượng protein cao, nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các thành viên gia đình ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể bổ sung hải sản vào bữa ăn hàng ngày cho những người thân yêu bên cạnh bạn. Tuy nhiên, để có được bữa ăn ngon thì công đoạn chế biến khử mùi hải sản cực kỳ quan trọng. Nếu không biết cách khử mùi tanh có thể làm món ăn không ngon và ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Cùng fmiuris tìm hiểu mẹo hay khử mùi tanh hải sản nhé.
Mục Lục
Những mẹo hay khử mùi tanh hải sản
Hải sản có mùi tanh, hôi đặc trưng, nếu không biết cách khử mùi tanh thì món ăn sẽ không ngon, ngược lại còn có thể bị bỏ đi, như vậy là khiến bạn vừa mất công làm, vừa tốn tiền đã bỏ ra để mua nguyên liệu
Khử mùi tanh của cá
Vốn dĩ mùi của cá là tanh, mọi cấu tạo bộ phận của con cá đều chứa chất gây tanh. Vì vậy, đối với cá, bạn chỉ có thể làm giảm mùi tanh mùi hôi mà không làm hết đi được. Trước hết, khi làm cá, bạn phải lấy hết phần ruột, rửa sạch máu và lớp màng đen bao quanh thành ruột. Cắt bỏ mang cá và làm sạch vây, đây cũng là những bộ phận có mùi tanh nhiều hơn. Bạn có thể pha loãng rượu để rửa cá cũng giúp tẩy mùi tanh cá rất tốt.
Muốn ướp cá không tanh, bạn đừng quên có tiêu, ớt, tỏi, gừng. Đối với nồi niêu khi nấu cá xong, rửa sạch bằng xà phòng rồi rửa lại với rượu hoặc phơi nắng.
Khử mùi tanh của tôm
Tôm không quá khó để tẩy mùi, phần cần bỏ đi trước tiên chính là gân lưng – chỉ đen trên lưng tôm. Đường chỉ này chứa chất thải, chất bùn nên có mùi hôi, khai. Nếu không bỏ đi, khi nấu tôm lên bạn sẽ cảm thấy mùi vị của nó khác hẳn.
Về cơ bản, để loại bỏ mùi tanh của tôm, bạn cần rửa tôm với nước muối loãng, sau đó tiếp tục rửa lại bằng nước rượu trắng pha loãng là được. Đừng nên mua tôm đã ươn, đã chết, có màu trắng bợt hoặc được ướp đá. Hãy chọn mua tôm còn sống, màu xanh trong để không có mùi tanh hôi khó chịu.
Tẩy mùi tanh của các loại cua
Hải sản được yêu thích còn có món cua. Cua hấp, cua rang me, lẩu cua… muốn ngon đều cần phải tẩy được mùi tanh của cua.
Theo nguyên lý, rượu vẫn là loại nước “thần thánh” giúp tẩy mùi tanh rất tốt, không ngoại lệ đối với cua. Rửa sạch cua, khi chế biến bạn giã gừng ướp cua, rồi thêm vài muỗng rượu trắng nữa để đẩy bay mùi tanh. Hơn nữa đây còn là 2 nguyên liệu giúp cua dậy mùi thơm rất hiệu quả.
Ăn cua xong bạn hãy rửa tay bằng những lát chanh tươi. Mùi tanh dính trên tay sẽ không còn nữa. Ngoài cá, tôm, cua, bạn cũng có thể học cách khử mùi tanh hải sản như mực, ốc như sau:
Khử tanh cho mực biển
Đối với mực, bạn không nên dùng rượu, nên dùng nước chè xanh; bằng cách nấu nước chè xanh hoặc trà, sau đó thả mực vào luộc qua là được. Không những hết mùi tanh, nước chè còn làm cho mực thêm thơm ngon, hấp dẫn.
Khử tanh cho ốc
Bạn xóc ốc vài lần cho ốc ra bớt đất cát, sau đó ngâm với nước lạnh có ớt hoặc nước gạo. Khi hấp/ luộc/ nấu ốc, sả, ớt và cả rượu cũng là những thứ giúp khử tanh rất tốt. Lá chanh hoặc gừng có tác dụng tương tự đối với mùi hôi tanh của ốc, làm dậy mùi hương cho món ốc ngon ai cũng yêu thích.
Có thể thấy, rượu là một trong những thứ nguyên liệu giúp khử tanh hôi cho hầu hết các loại hải sản và thực phẩm khác. Tuy vậy, chỉ nên sử dụng một lượng ít rượu, pha loãng với nước lạnh, nhất định không rửa trực tiếp.
Khử mùi tanh cho rong biển
Nói đến hải sản, vô hình chung chúng ta chỉ nghĩ đến động vật; mà lại bỏ qua loại thực vật giàu dinh dưỡng này. Rong biển vẫn có mùi tanh đặc trưng của sinh vật biển; nên chúng ta có thể thực hiện một trong hai cách sau để khử mùi cho rong biển: Ngâm rong biển với nước gừng chứa gừng tươi băm nhỏ. Rong biển sẽ hút nước gừng và đỡ tanh hơn. Trong khi ướp rong biển để chế biến; bạn hãy thêm vào một chút dầu mè để triệt tiêu mùi tanh khó chịu.
Các cách chế biến hải sản không nên dùng
Ăn sống: Trong hải sản tươi luôn tồn tại các loại vi khuẩn và độc tố; nếu ăn sống, bạn sẽ rất dễ bị ngộ độc. Đó là chưa nói đến hiện tượng dị ứng. Vì khi còn sống, các chất histidine (tác nhân gây dị ứng) sẽ có rất nhiều trong phần thịt hải sản. Với người mẩn cảm, khi ăn phải hải sản có chứa chất histidine sẽ là tai vạ. Chất này chỉ bị tiêu hóa đi khi hải sản được nấu chín.
Nướng khói: Nhiệt độ khi nướng khói thường không đạt yêu cầu diệt khuẩn ở hải sản, nếu có thì cũng chỉ vi khuẩn trên bề mặt bị tiêu diệt mà thôi, còn phần trung tâm vẫn còn tồn tại trứng của vi khuẩn.
Nhúng lẩu: Để có món hải sản mềm và ngọt; nhiều người khi ăn lẩu chỉ nhúng hải sản qua loa. Khi đó, hải sản chưa chín kỹ sẽ vẫn mang trong mình nó những nang ấu trùng ký sinh. Vì lẽ đó, sau khi ăn hải sản tươi sống, nhiều người đã bị đau bụng đi ngoài; hoặc bị nhiễm giun sán khá cao.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn có được những cách làm hải sản ngon hơn; hấp dẫn hơn. Để theo dõi những mẹo hay nhà bếp mới nhất các bạn có thể theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé.