Đến với miền đất Bình Định, du khách có thể thưởng thức món bánh hỏi cháo lòng, bánh lá gai hay uống rượu Bàu Đá,…Đây đều là những đặc sản nổi tiếng của đất võ. Tuy nhiên để chuyến đi trở nên trọn vẹn, đừng quên ghé huyện Hoài Nhơn và thưởng thức bánh dây Bồng Sơn. Với cách chế biến kỳ công, hương vị của món ăn sẽ khiến bất kì thực khách khó tính nào cũng phải gật gù khen ngợi. Như vậy để hiểu hơn về cách tạo nên loại bánh này cũng như cách thưởng thức chuẩn vị, hãy đọc bài viết sau đây của Fmiuris.com.
Mục Lục
Cách chế biến kì công của bánh dây Bồng Sơn
Hiếm người biết bánh dây Bồng Sơn của du lịch Quy Nhơn là món ngon khó tả. Cũng vì vậy mà khách đi Quy Nhơn đã vô tình bỏ qua cơ hội được thưởng thức hương vị mộc mạc, chân quê ấy. Chẳng ai biết bánh dây ra đời từ lúc nào, nhưng hễ về thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) thì chắc rằng bạn sẽ được người dân địa phương đưa đến thưởng thức món bánh dây bờ đê ít nhất một lần.
Được làm từ bột gạo ngâm với nước tro. Nhưng muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ. Tức là gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có vị dai đặc trưng. Gạo được vo qua vài nước rồi đem ngâm với nước tro.
Loại tro ngâm gạo phải là tro củi thì bánh mới được ngon. Tro củi được sàn cho mịn, rồi cho vào thau nước, khuấy lên vài lần. Để tro lắng xuống và gạn bỏ tạp chất. Chắt lấy phần nước trong rồi đem ngâm gạo trong khoảng 6 tiếng đồng hồ. Gạo sau khi ngâm với nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Trong quá trình hấp, người làm phải liên tục khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét. Khi bột đặc lại và ráo nước thì được ngắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ. Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều.
Cảm nhận hương vị của món ăn trên đầu lưỡi
Bánh dây có sợi màu vàng nhạt, sợi như bún. Nhưng chỉ khác các sợi dính vào nhau nên được gọi là bánh. Trước khi ăn, bánh dây sẽ được xé rời và ngắt thành từng đoạn ngắn. Thoa đều dầu hẹ, rắc ít đậu phộng rang nhỏ, thêm một muỗng nước mắm ớt tỏi, ăn cùng với rau sống.
Món bánh dây ngon một phần là nhờ nước mắm được pha đúng cách. Với món ăn này, nước mắm đặc trưng phải được pha loãng. Chứ không để vị mặn nguyên chất của mắm và có vị chua chua ngọt ngọt cùng vị thơm của tỏi, vị cay của ớt.
Nếu bạn đến Bồng Sơn và ăn ở hàng quán, bạn sẽ không mất thời gian để chờ đợi. Cứ ngồi vào quán vài phút là một đĩa bánh thơm ngon hấp dẫn được mang ra. Khi ăn, bạn có thể gắp một miếng bánh dây cùng vài miếng rau sống Rồi cứ thế cho vào miệng thưởng thức.
Để cảm nhận vị ngon của món đặc sản Bình Định này, bạn nên ăn chậm để nghe được mùi thơm thoang thoảng của gạo cũ, mùi nồng nhẹ của dầu hẹ thoáng qua, vị bùi bùi của đậu phộng và cả độ dai đặc trưng của món bánh dây nước tro. Tất cả những hương vị trong món bánh mang dáng vẻ của nét quê nhà mộc mạc bình dân. Nhưng càng ăn, càng thấy ngon miệng.